Sự trăn trở của một kẻ thủ khoa Đại học

http://dlcuocsong.blogspot.com/2013/11/su-tran-tro-cua-mot-ke-thu-khoa-ai-hoc.html
![]() |
Sự trăn trở của một kẻ thủ khoa Đại học |
Bạn không biết mình nên
bắt đầu từ đâu.
Bạn cảm thấy kiến thức gốc rễ của mình không có.
Bạn cảm thấy khó khăn
trong việc hiểu bài và làm bài.
Bạn đang học lớp 12 và lo lắng về kì thi sắp tới của mình.
Bạn sợ hãi, sợ hãi về những điều xảy ra trước
mắt bạn.
Bạn cảm thấy thời gian trôi qua quá nhanh mà mình chẳng
học được cái gì.
ð Giải pháp cho những vấn đề
trên:
Bạn
thử học theo kinh nghiệm của bản thân mình xem.
(Thi
đỗ Đại Học Ngoại Thương với điểm số 28,5 điểm).
Bài viết mang tính góp ý chân
thành.
(Mình tin bạn có thể rút ra được 1
số điều hay, thú vị để học tập tốt hơn).
I.
Bạn
cần phải suy nghĩ về bạn.
1Mục đích của việc học của bạn là
gì?
-
Gợi ý: Bạn hãy tìm ra ý nghĩa của việc bạn
đang làm. (Việc học).
-
Đừng để thời gian trôi đi mà không biết
mình đang làm gì.
-
Mình quan sát thấy nhiều bạn => Đi học để lên lớp để kiếm cái bằng ra trường
xin việc tốt hơn, kiếm nhiều tiền hơn.
Hãy hỏi chính bản thân bạn
đang học vì cái gì?
Đối
với cá nhân mình: Việc học là một sự thử thách đối với chính bản thân mình, nó
như một cái thang vô định mỗi lần vượt qua một thử thách (làm một bài tập, đọc
một quyển sách, vượt qua kỳ thi, học hỏi từ mọi người xung quanh ...) là mình bước thêm 1 bước. Sự học của mình là học suốt đời, mọi lúc mọi
nơi. Nó sẽ giúp cho mình sống có ích
hơn, làm được nhiều điều hơn cho mọi người xung quanh, gia đình, xã hội.
2. Suy nghĩ của bạn hình thành con người
bạn? (Napoleon Hill)
-
Gợi ý: Bạn nghĩ bạn là ai hay như thế
nào thì đó chính là bạn.
-
Tại sao có những bạn luôn suy nghĩ là ước
gì mình được 21 điểm, mình không thể đỗ ĐH này, mình không thể làm được việc
này, mình không thể học được môn này. => Suy nghĩ gì => Đó là con người bạn.
Bạn không được 21 điểm, bạn không thể đỗ ĐH đó, bạn không thể làm được việc mà
bao người làm được. (Từ không thể sẽ giết
chết bạn).
ð Hãy thay đổi suy nghĩ của bạn thành
có thể:
-
Hãy tin vào chính bạn. Bạn có thể đỗ ĐH
với điểm số 23 điểm.
-
Bạn có thể kiếm được nhiều tiền, bạn có
thể có gia đình hạnh phúc.
ð Hãy hỏi chính bạn bạn
đang muốn gì?
3. Quy luật nhân quả.
-
Gieo gì gặt lấy, học gì thành lấy.
-
Bạn tập trung vào việc học (Gieo) =>
Bạn đỗ ĐH (Quả) (Gieo) => Bạn có tấm bằng ĐH loại suất xắc (Quả) (Gieo)
=> Bạn xin được việc với lương cao (Quà) (Gieo) => Bạn xây nhà lầu, mua
xe hơi (Quả) (Gieo) => Bạn về hưu thoải mái hạnh phúc (Quả) (Gieo) => Bạn
để lại tài sản cho 2 người con (Quả) (Gieo) => 2 người con đó tập trung vào
việc học (Gieo) => 2 người con đỗ ĐH ( Quả) .... và cứ như vậy dòng họ nhà bạn
sẽ tốt đẹp hơn.
-
Ngược lại: Bạn không đầu tư cho việc học
(Gieo) => Bạn trượt ĐH (Quả) (Gieo) => Bạn làm công nhân (Vì chỉ có bằng
tốt nghiệp) (Quả) (Gieo) => Bạn chỉ có lương 3 – 4 triệu/tháng (Quả) (Gieo)
=> Bạn cưới vợ và sinh ra 1 người con , bạn chỉ đủ sống cho qua ngày (Quả)
(Gieo) => Con bạn đi học nhưng không có điều kiện học tập đầy đủ như bao bạn
khác (Quả) (Gieo) => Con bạn lại không đỗ ĐH theo nghiệp giống cha làm công
nhân => Xoay vòng .... (Còn nhiều vấn
đề nữa).
(Trên
đây là 2 ví dụ nó sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy luật nhân quả).
-
Học (Diễn giả) => Thành (Diễn giả).
-
Học (Kinh tế) => Làm (Kinh Tế).
-
Học (Kỹ thuật) => Làm (Kỹ thuật).
(Bạn
có thể học nhiều loại và bạn sẽ thành
nhiều loại nhưng hãy học giỏi 1 loại thay vì học nhiều loại mà chẳng ra gì)
Hãy gieo nhiều nhân tốt
nha bạn?
Dưới đây là kinh nghiệm của chính bản
thân mình đã làm và trải qua.
Nếu bạn lựa chọn b cho tất cả các
câu hỏi thì chắc chắn bạn sẽ đỗ ĐH trên 20 điểm.
II.
Cách tăng tỉ lệ đỗ ĐH.
Câu 1:
a. Bạn
tập trung học để đạt học sinh khá, giỏi lớp 12.
b. Bạn
chấp nhận học sinh trung bình để tập trung toàn bộ thời gian học các môn thi
ĐH.
Phân tích:
Với a.
Có 10 môn học lớp 12 (Không kể thể dục). Có 3 môn khối bạn thi còn lại 7 môn. 3 môn và 7 môn : Giải sử thời gian cho 3 môn =
7 môn => Năm lớp 12 bạn mất 5 tháng để học những thứ linh tinh mà bạn biết rằng
bạn sẽ không dùng đến nó nhiều.
Với b.
3 môn và 7 môn: Thời gian cho 7 môn mất
2 tháng thì bạn sẽ có 8 tháng để học. (Gần
gấp đôi so với lựa chọn 1).
(Đây
là cách tăng tỉ lệ đỗ ĐH lên rất nhiều – Nếu bạn thích cả học sinh giỏi cả đỗ
ĐH thì bạn phải nỗ lực nhiều hơn bạn chỉ mục tiêu là đỗ ĐH).
Vì
nếu bạn có cái bằng tốt nghiệp cấp 3 thì bạn rất khó xin được việc. (Hoặc nếu bạn chấp nhận thêm 1 năm nữa để ôn)
Một số cách nếu bạn chọn b.
- Học
các môn kia ít hơn bằng việc chép bài tập của người học giỏi.
- Môn
văn (chép của con gái), môn giáo dục công dân, lịch sử, hay những môn học thuộc
thì xung phong đầu năm để kiếm 1 điểm miệng. (Khi kiểm tra thì copy, quay nếu
được không thì học qua).
- Thời
gian học trên lớp (môn không chính) thì bỏ bài tập môn chính ra làm.
- Chấp
nhận 1 vài điểm 0 và 1.
- Chấp
nhận điểm phẩy một số môn trên 3,5 (Không bị liệt là oke).
Cái gì cũng có cái giá của nó. (Bạn muốn
đỗ ĐH cao thì phải chấp nhận học sinh trung bình).
- Nếu
cô giáo hỏi hay bố mẹ hỏi thì hãy thuyết phục bố mẹ bằng việc nỗ lực hết sức để
đỗ ĐH.
Câu 2:
a. Bạn
lựa chọn thi 2,3 trường 1 khối.
b. Bạn
lựa chọn duy nhất 1 trường.
Với a. Chọn
thi 2,3 trường. Bạn là người theo phong trào và người không có niềm tin vào bản
thân bạn.
Chạy theo phong trào đăng ký nhiều trường. (Theo lời
cô giáo, bạn bè).
Lý do bạn lựa chọn 2,3 trường thì bạn
sẽ :
- Tâm
lý sợ không đủ điểm đỗ trường điểm cao hơn => Giảm khả năng học của bạn.
- Phân
vân không biết thi trường nào lúc gần thi => Gây hoang mang, lo sợ và cuối
cùng tiếc nuối. (Câu nói quen thuộc: Biết thế mình thi trường kia – Nếu bạn đủ
điểm đỗ trường trên nhưng thi trường thấp hơn và ngược lại thi trường trên
không đỗ).
- Chỉ
cố gắng thi đỗ trường thấp. (Trí não của bạn làm điều đó chứ không phải bạn rùi
bạn sẽ thấy). Nếu bạn thi 1 trường 20 điểm, 1 trường 22 điểm thì đi thi bạn đạt
21 điểm.
Với
b. Bạn
đăng ký thi 1 trường => Bạn đã đặt dấu chấm hết cho đường lui của bạn =>
Lúc đó bạn sẽ quyết tâm, nỗ lực và trí não bạn sẽ giúp bạn thi đỗ trường đó. (1 là sống 2 là chết bạn chỉ có thể lựa chọn 1
mà thôi).
Một
số cách nếu bạn chọn b.
- Từ
đầu năm hãy suy nghĩ về ngành mà bạn ưu thích. (Kinh tế, kỹ thuyệt, công nghệ)
rùi tìm các trường có điểm đầu vào trên 18 điểm.
- Lọc
ra khoảng 3 trường như vậy. Tiếp theo lọc
ra 1 trường trong 3 trường đó bạn thích và coi đó là mục tiêu phải đạt được.
(Quyết tâm hết sức mình).
- Viết
ra 1 mẩu giấy nhỏ và luôn mang theo bên người. (Để túi, để trong cặp, để trong
sách). Mỗi ngày nhìn vào đó 2,3 lần. (Nó
sẽ giúp bạn biết phải làm gì).
- Tháng
3 đăng ký duy nhất trường đó. (Nếu bạn hoàn thành hết kiến thức vào đầu tháng 2
– sẽ nói thêm ở phần dưới). Nếu không bạn
lựa chọn trường trong 3 trường trên để làm mục tiêu.
Câu 3:
a. Bạn
lựa chọn 2,3 khối thi.
b. Bạn
lựa chọn duy nhất 1 khối thi.
Với
a.
Bạn chạy theo phong trào, bạn sợ trượt
khối kia còn khối này nữa => Trí não bạn sẽ làm như bạn - SỢ.
Bạn thi 2 khối chẳng hạn
(A, B). Bạn phải học 4 môn.
Mình biết bạn nếu đỗ 2
trường bạn sẽ lựa chọn 1 trường bạn yêu thích.
Với
b.
Bạn chỉ học 3 môn (Thay vì 4 môn như a). Bạn đã có thêm ¼ thời gian so với a và
bạn thi trường bạn yêu thích.
Bạn chẳng lo sợ gì nữa
vì bạn biết rằng mình có thời gian để ôn chắc kiến thức. (Nó giúp bạn tăng tỉ lệ đỗ ĐH lên thêm ¼ so với
cách a).
Đừng chạy theo phong
trào học thi 2 , 3 khối như bạn bè làm gì. (Nó chẳng giúp gì được bạn đâu).
Một
số cách nếu bạn chọn b.
- Bạn lựa chọn khối thi A,B ... phù hợp
với trường bạn yêu thích ở Câu 2.
- Hãy tập trung thời gian học 3 môn
khối đó theo câu 1. (Mang bài tập đến lớp vào những giờ nhằm chán, không có
ích).
- Đăng ký 1 khối và 1 trường. (Hãy
tin vào chính bạn).
Câu 4:
a. Bạn
không đầu tư cho việc học.
b. Bạn
đầu tư cho việc học.
Với
a).
Đầu tư ở đây là : Thời gian, công sức, tiền bạc.
- Bạn
đi chơi khi bạn bè đến rủ.
- Bạn
bỏ ít tiền hoặc không bỏ ra mua sách, đi học thêm, mua bài giảng, học online
...
- Bạn
ngủ nướng, xem tivi, chơi game.
Với
b) Bạn
đã quyết tâm thi đỗ ĐH.
- Bạn
tập trung cho việc học. (Học đến 1,2 giờ sáng).
- Bạn
bỏ game, bỏ ngủ nướng, xem ti, ít đi chơi bạn bè để tập trung cho việc học.
- Bạn
bỏ tiền ra mua sách nâng cao, tài liệu, đi học thêm hay học online.
ð Chắc
chắn bạn sẽ đỗ ĐH.
Một
số cách nếu bạn chọn b.
- Bạn
viết ra giấy những lợi ích mà việc học mang lại và những mất mát mà bạn không học
=> Từ đó bạn sẽ loại được game, tivi, ngủ nướng, chơi bời.
- Nếu
bạn không có tiền để mua sách, học thêm, học online thì bạn có thể: Mượn sách
thư viện, mượn của bạn bè, góp chung tiền với bạn bè mua bài giảng, bảo bạn bè
ghi âm bài giảng nếu bạn bè đi học thêm, down load tài liệu từ máy tính rùi đi
in (Nếu bạn không có máy tính) – Ra nhà bạn bè.
- Lên
kế hoạch cụ thể cho việc học mỗi ngày vào buổi tối hôm trước.
Câu 5:
a.
Bạn bỏ qua phần khó học.
b.
Bạn suy nghĩ những bài khó.
Với a). Bạn đã tự làm mất
điểm của mình trong bài thi, bạn tự làm cho não bộ của mình lười biếng, lười chịu
suy nghĩ. => Kết quả bạn thi ĐH đạt
điểm số không tốt. (Phần nào trong khi
thi có thì bạn phải học hết).
Với b). Bạn làm cho bộ
não bạn quen dần với dạng bài tập khó để tự nó biết giải những bài tập khó
trong đề thi. => Bạn thi ĐH đạt điểm số tốt.
Một số cách làm nếu bạn chọn b).
- Suy
nghĩ 5’ không ra thì để lại để hỏi bạn bè, thầy cô trên lớp, học chung.
- Lập
nhóm 5 người bạn học nhóm theo từng chuyên đề.
- Ghi
chép lại những bài tập khó mà mình đã giải để xem lại khi cần thiết.
- Luyện
tập từ mức độ cơ bản đến khó nhiều để bộ não quen dần với việc suy nghĩ tìm ra
cách giải.
Công việc còn lại của bạn là có niềm tin vào chính bản thân mình và
kiên trì theo đuổi mục tiêu đỗ ĐH của bạn.
III.
Giáo án học khối A, B
Nếu
bạn đang ở lớp 10, 11, hay 12 thì mình khuyên bạn hãy học theo giáo án sau: (Bạn hãy học vượt cấp đi nó giúp ích cho bạn
nhiều đó).
Môn
Toán.
Đại
số:
Lượng giác(11) => Đạo Hàm(11) => Hàm số (lớp 12) => Tích phân(12)
=> Tổ hợp - Nhị thức newton (11) => Phương trình, BPT, HPT (10)
=> PT, BPT, HPT mũ ,logarit (12)
=> Số phức (12).
Chú
ý:
(Làm thật nhiều bài tập về đạo hàm vì tất cả các phần còn lại đều liên quan đến
đạo hàm trừ SỐ PHỨC).
Học đạo hàm thì mới học
được Hàm Số.
Học đạo hàm và lượng
giác thì mới học được Tích Phân
Học đạo hàm và Tích phân thì mới học được Nhị thức
newton. (Phần nâng cao nhị thức liên quan
đến đạo hàm và tích phân).
Học đạo hàm thì giải
phương trình, bất phươn trình, hệ phươn trình chứa căn một số dạng nâng cao mà
đề thi hay gặp.
Cuối cùng học số phức.
(Vì nó đơn giản, cũng chẳng liên quan đến phần nào).
Hình
học:
Hình học phẳng (10) => Hình học tọa độ (12) rùi quay lại Hình học không gian
lớp 11
Học hình học phẳng lớp
10 (Bỏ 3 đường cô mic đi học elip thui). Sau đó học hình tọa độ 12 vì hình tọa
độ chỉ thêm trụ cao (z) mà thôi cơ bản Phươn trình mặt phẳng, đường thẳng giống
lớp 10 lên rất dễ học luôn sau khi học hình học phẳng.
Cuối cùng quay lại hình
lớp 11. (Vì nó không liên quan nhiều đến 2 phần kia).
Có 1 phần dùng tạo độ để
tích thể tích đã học hình tạo độ rùi nên học dễ hiểu.
Một
số kinh nghiệm thêm:
Với lượng giác trong đề
thi bạn nhớ 3 câu nói sau để giải tất cả các đề thi từ trước đến nay (2002 –
2012 : Đã kiểm chứng). Bạn không cần biết
cách giải từ đầu đến cuối.
1.
Có gì phân tích đó (Cái cơ bản bạn phải
nhớ công thức).
2.
Có số 1 thì triệt tiêu số 1 đi.
(Sử dụng công thức nhân đôi cos2x = 2cos2x
– 1 ; cos2x = 1 – 2sin2x)
3.
Có ngoặc thì phá ngoặc. (Có nhân 2 góc
lượng giác thì sử dụng công thức biến đổi tích => tổng và ngược lại có tổng
thì biến đổi thành tích).
4.
Nhớ điều kiện và đối chiếu điều kiện. (có tan thì cos # 0, cotg thì sin #0 - 0,25 điểm đó).
(Chỉ có vậy).
VD:
(Khối A
– 2011)

Điều
kiện => cotx => sinx#0
Nhớ
1. Có gì biến đổi đó.
1
không biến đổi được, sin2x = 2sinx.cosx , cos2x = 2cos2x – 1
(Vì
có số 1 => Triệt tiêu thì phải sử dụng 2cos – 1).
Cot
= cosx/sinx
ð Lặp
vào bài
1
+ 2sinx.cosx + 2cos2x – 1 /
(1+ cos2x / sin2x) = căn 2 . sinx.2sinx.cosx
ó (2sinx.cosx + 2cos2x) /
(1/sin2x) = căn 2 .sin2x.2cosx (Vì quy đồng ở dưới mẫu được
sin2x + cos2x = 1)
ó sin2x . (2sinx.cosx + 2cos2x)
= căn 2 .sin2x.2cosx
Do
sinx # 0 => Triệt tiêu sin2x 2 vế và triệt tiêu 2 ở 2 vế (do đều
nhân 2).
ð sinx.cosx
+ cos2x = căn 2cosx => nhóm cosx ra ngoài ra kết quả.
(Tương tự bạn thử với đề 2012 năm vừa
rùi có số 1 và có cos2x và nhớ 4 câu nói trên để làm nha).
Với
Tích phân nhớ 2 câu nói sau:
1.
Chia. (Tìm nhân tử trung ở trên và dưới
chia cho dưới)
2.
Đổi cận. (Khi đặt ẩn t thì phải đổi cận).
3.
Nhớ Tích phân u’/u = ln |u| (Đi thi chắc chắn có cái này)
Khi bạn học tích phân
thì đừng học nguyên hàm hãy học luôn Tính tích phân luôn. (Để rèn luyện nhiều
hơn vì Tích tích phân là thay cận vào nguyên hàm mà thôi).
Dạng cơ bản P(x)/ Q(x)
thì bạn sẽ học trên lớp, thêm và bài giảng sẽ có.
Tích phân tường phần
cũng vậy (Nó chỉ có 5 dạng mà thôi).
Tích phân lượng giác nhớ:
Mũ lẻ với sin thì đặt t
= cos (Biến đổi thành sinx. Sin mũ chẵn
thì sin mũ chẵn như sin2x = 1 – cos2x nếu là sin4x
= (1-cos2x)2 (sin2
+ cos2 = 1)
Mũ lẻ với cos thì đặt t
= sin (Ngược lại với sin).
Mũ chẵn với cả 2 thì
dùng công thức hạ bậc của lượng giác.
Nhớ dạng Số / Hàm chứa ex thì phương pháp
thêm bớt để xuất hiện ex trên
tử sau đó nó sẽ thành u’/u (hay đặt tử =
u hoặc t )
VD: Tích phân 3 / (ex
+ 4) = ¾ - 3ex/(4.(ex + 4))
Quy tắc lấy số trên
chia số dưới rùi tách ra sau đó – hoặc + với 1 lượng ex để triệt
tiêu nó đi.
Với
câu số phức nếu có thì nhớ 2 câu nói:
1.
2 số phức bằng nhau. (ảo = ảo, thực = thực).
2.
Công thức tính modul số phức, công thức
chia số phức.
Không cần ôn phần lượng
giác số phức. (Vì phần này chỉ xuất hiện ở phần nâng cao).
Với câu hình học tọa độ. Nhớ câu nói sau.
1. Đề
cho gì dùng đó. (Nhặt từng câu trong đề ra và làm lần lượt).
2. Quy
phươn trình đường thẳng chính tắc thành tham số. (Hình học phẳng cũng vậy).
3. Công
thức tính khoảng cách từ 1 điểm đến 1 mặt phẳng.
Với
tổ hợp và nhị thức: (Đề khối A như vậy, khối B có thể là bài tập về
tổ hợp)
Nhớ công thức chỉnh hợp,
hoán vị và phần nhị thức.
Với
môn Vật Lý, kể cả bạn đang học lớp 10,11 hay 12
mình vẫn khuyên một câu. Lý thi Đại Học chỉ có lớp 12 và 8 chương (Bỏ chương 1
và chương 10 đối với sách nâng cao nếu bạn làm phần cơ bạn trong đề thi).
(Vật Lý rất nhiều công
thức – bạn phải thực hành nhiều).
Với
môn Hóa: Không bỏ tí gì 3 năm 10 – 11 – 12 trừ phần cuối lớp
12 (Phần này trong phần nâng cao mới thi – Cocain, heroin ...)
. (Bạn phải nhớ từng phản
ứng 1 => Muốn nhớ thì làm đi làm lại nó nhiều).
- Đừng
học theo tự luận – Hãy tập làm theo trác nghiệm với tốc độ 1 phút/ 1 câu.
- Học
cách đọc đề. (Đừng đọc từng chữ).
- Học
cách nhìn đáp án để hiểu đề hỏi gì. (Khối
lượng, %, số mol, V)
- Học
cách tìm 1 vài ý từ đề suy ra đáp án mà không phải giải. (Ý quan trọng + kết hợp
với đáp án để loại và giải)
- Học
cách đoán đáp án mà không nhìn đề. (Mối liên hệ gấp nhau, tỉ lệ lặp đi lặp lại
nhiều lần, 1 đáp án sai thì đáp án đúng sẽ ngược lại đáp án đó 1 điểm mà đề cho
– Vd: đa chức, đồng phân hình học, pứ với HCl hay ...)
- Học
cách đừng dùng máy tính khi làm bài tập. (Rèn tư duy bằng đầu – thay vì bằng nhắp).
ð Nhớ 1 câu: Nhìn đáp án trước khi
nhìn đề , đáp án cũng là đề.
Một
số mẹo tặng bạn:
1-
Câu tính hiệu suất trong các đề thi thì
đáp án chứa cả khối lượng phươn trình hoặc khối lượng cần tính. Bạn chỉ cần nhớ
công thức tính H% và mò đáp án là ra (Không cần đọc đề). Không tin thử từ đề
2009 đến đề 2011 khối A,B (Câu khó hay dễ đều vậy). Năm 2012 chưa xem. (Mỗi năm có 1,2 câu)
2-
Học cách hiểu hàm ý ra đề của tác giả. (Đáp án này không liên quan đến 3 đáp án còn lại,
VD: A.B.C gấp 2,3 lần nhau nhưng D chỉ chẳng có gì => D tỉ lệ sai rất cao) .
A,B tỉ lệ gấp đôi nhau so với C,D => Tỉ lệ C,D sai rất cao.
3-
Loại được 1 đáp án sai từ đề (dễ nhận thấy)
=> Đáp án đúng sẽ là đáp án ngược lại với nó. (mỗi năm chỉ có 1,2 câu). Thay 1 trong 2 đáp
án vào đề để thử xem nó đúng không => Nếu sai thì đáp án còn lại đúng và
ngươc lại.
4-
Khi còn 2 đáp án thì thay 1 trong 2 vào
đề để xem nó đúng không. Nếu đúng thì đáp án đó đúng, nếu sai thì đáp án ngược
lại.
5-
Dạng bài đáp án tính % theo khối lượng 2
chất biết rùi.
Thì
nếu không biết làm thì thay % vào => m 2 chất rùi => số mol xem có đẹp
không, nếu cả 2 đều đẹp thì oke.
6-
Đáp án luôn luôn đẹp.
7-
Nếu đáp án có 2 đáp án đẹp và 2 đáp án lẻ
=> Tỉ lệ đúng vào 2 đáp án lẻ.
Nếu
bạn không biết bắt đầu từ đâu hãy học theo giáo án hocmai.vn.
IV.
Nguồn cung cấp bài tập cho bạn.
1.
Sách. (Chọn sách có hướng dẫn giải chi
tiết + lượng bài tập nhiều).
2.
Mạng. (Down load lời giải chi tiết các đề
thi ĐH các năm + lời giải các nguồn trên mạng về các bài tập để có thêm kinh
nghiệm và lựa chọn cách giải tối ưu nhất).
Có
thể cách giải của bạn đúng nhưng chưa chắc đã hay.
Trang
web tìm tài liệu và đề thi. Violet.vn
(giaoa.violet.vn, dethi.violet.vn).
Bạn
bỏ ra 1 ngày vào đó tìm down tài liệu về.
Vì
hocmai.vn có lượng bài tập ít mà nếu bạn chỉ ngồi nghe + ghi chép thì sẽ không
có ích đâu. Hãy thực hành và chia sẻ với người khác thì bạn sẽ nhớ lâu hơn rất
nhiều.
V.
Lộ trình học.
Nếu bạn đang học lớp
10.
Hãy dành ra ít thời
gian học vượt cấp theo giáo án mình đưa ra.
(Lý học nguyên lớp 12,
Toán thì học 10 chuyên đề trên, Hóa thì học hết).
Mục tiêu hết năm 11
hoàn thành xong hết giáo án.
Sau đó cả năm lớp 12 bạn
tập trung luyện đề cho mình. (Mỗi ngày 1 đề Toán, 1 đề lý, 1 đề Hóa cho đến lúc
thi – trả cần đi học thêm đâu làm gì cho mệt – cứ ngồi ở nhà cày – (Nguồn down
load trên mạng hoặc sách).
Nếu bạn đang học lớp
11.
(Lý học nguyên lớp 12,
Toán thì học 10 chuyên đề trên, Hóa thì học hết).
Hết học kỳ 1 học xong
toàn bộ kiến thức Sau đó làm đề.
Nếu bạn đang học lớp
12.
Thì bạn phải nỗ lực để
hết học kỳ 1 hoàn thành kiến thức sau đó làm đề.
Mục tiêu: Khoảng 100 đề mỗi môn (Toán – Lý – Hóa). Okiii
Bạn đủ nghị lực và kiên trì vượt qua nó không?.
Hãy nhớ QUY LUẬT NHÂN QUẢ - BẠN GIEO GÌ THÌ GẶT LẤY.