Người ăn mày và cô gái bán hoa

http://dlcuocsong.blogspot.com/2013/08/nguoi-may-va-co-gai-ban-hoa.html
Mùa
Thu vàng lại về trong công viên, những chiếc lá giao mùa theo cơn gió
thu thổi bay khắp chốn. Vài cánh hoa phượng đỏ còn xót lại cuối mùa cũng
nhẹ nhàng rơi trên mặt hồ xanh ngắt. Xa xa, những đàn chim sãi cánh bay
về tổ ấm. Chiều đã dần buông trong màu mắt. Những đoàn người hối hả về
nhà trong tiếng còi xe inh ỏi sau những giờ làm việc tất bậc.
Trong
công viên giờ đây chỉ còn lại những cậu bé, cô bé bán hàng rong, những
đôi tình nhân ngồi trò chuyện bên nhau. Một người ăn mày lê cái nạn trên
từng bước chân khó nhọc. Người ăn mày đang rảo mắt xung quanh để chọn
cho mình một ví trí thích hợp ngay lối gởi xe vào công viên. Lần đầu
tiên vào công viên trong đầu anh ta chỉ nghĩ làm sao may mắn được những
đôi tình nhân đến đây bố thí cho ít tiền để có bữa cơm qua ngày. Mấy
ngày lặn lội dưới quê lên tiền đi đường đã hết, cơm không đủ no vì ngày
một bữa.
Chóng
cái nạn xuống gốc cây, người ăn mày với hành trang là chiếc mũ đã đổi
màu nắng, gió. Tài sản quý giá nhất của anh là chiếc kèn Harmonica đã
phai màu sơn. Người ăn mày chạc tuổi tứ tuần, khuôn mặt chữ điền đã bị
một vết sẹo dài che lấp một bên má trái. Đôi mắt của anh có vẻ uẩn khuất
những u buồn, bất hạnh. Anh bắt đầu thổi những giai điệu vang lên trong
chiều. Những giai điệu chữ tình, ấm áp và gần gũi với đời thường nhưng
thỉnh thoảng cũng gợn buồn trong một không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng
gió, tiếng lá cây xào xạc khẽ hòa theo tiếng kèn gởi đến những đôi tình
nhân đang ngồi cạnh mặt hồ.
Rồi
từ xa vọng lại một âm thanh cọt kẹt. Tiếng đôi dày cao gót của một cô
gái khoảng chừng 27 tuổi đang tiến lại gần người ăn mày để hỏi mượn
chiếc quẹt lửa. Cô gái không hề biết mình đang cản trở công việc kiếm
tiền của anh. Dù không thích lắm! Nhưng anh vẫn rút chiếc bật lửa trong
túi quần đưa cho cô gái. Cô gái bật lửa lên và đốt điếu thuốc trên đôi
môi căng mọng thật quyến rũ. Nhưng với anh nó thật oái ăm khi nhìn thấy
cô phì khói thuốc trong rất sành điệu và không quên kèm theo một tiếng
thở dài trong cô chán đời đến thế!
Cô
gái lịch sự nói cám ơn! Và có thêm một yêu cầu nữa muốn được nghe tiếng
kèn Harmonica của anh. Người ăn mày lại im lặng và tiếp tục công việc
thổi kèn. Cô gái có làn da trắng, khuôn mặt thanh tú ngồi xuống bên cạnh
anh và bắt đầu lắng nghe như có vẻ thích thú. Đó là lời một bài hát
quen thuộc của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
- “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng… để làm gì em biết không?”
Người
ăn mày thổi nữa chừng bài hát thì tiếng chuông điện thoại của cô gái
với âm thanh hiện đại vang lên làm gián đoạn tiếng kèn của anh. Cô gái
vội vàng bước ra xa để trả lời điện thoại. Người ăn mày nhìn theo cô gái
và thỉnh thoảng anh nghe cô gái trả lời với một ai đó:
- “Nếu tôi đến đó ông sẽ trả cho tôi bao nhiêu? Nếu thấp hơn giá tôi chấp nhận thì ông hãy tìm cô em khác nhé!”
Cuộc
nói chuyện ngập ngừng giữa cô gái với người đàn ông nào đó khiến người
ăn mày lờ mờ hiểu cô chắc là một gái “bán hoa”. Dường như cuộc thỏa
thuận đã thành cô gái đáp lại:
- Tôi sẽ đến đó ngay
Cô gái quay lại người ăn mày và nói:
- Tôi xin lỗi vì đã không tiếp tục nghe tiếng kèn dễ thương và thật gần gũi của anh.
Nói rồi cô gái bỏ vào chiếc mũ người ăn mày một ít tiền rồi vội vàng
đi. Bóng dáng cô gái khuất dần trong chiều rồi biến mất sau những hàng
cây phủ đầy lá. Trong đầu người ăn mày chợt vang lên một ý nghĩ:
- Chao ôi! Con thiên nga trắng trong rất thánh thiện, sao lại tắm
trong hồ nước đục thế kia? Nhưng chuyện đời là muôn lối làm sao biết
được? Sao tôi lại muốn biết về cô gái ấy đến vậy? Để làm gì? Cô ấy đi
rồi chỉ là một người khách qua đường nghe tiếng kèn của tôi và bố thí
cho tôi ít tiền. Nhưng nếu cô ấy thật sự là một “gái bán hoa” thì chao
ôi! Tôi nghĩ đến đó mà thấy tiếc cho một bông hoa đẹp.
Những
ngày nữa lại trôi qua, ngày thứ hai lại đến, một ngày mới bắt đầu của
tuần. Người ăn mày lại đến Công Viên thổi kèn kiếm tiền mưu sinh. Đây sẽ
là công việc thường xuyên của anh kể từ khi rời quê lên thành phố.
Chiều hôm nay, anh cũng kiếm được nhiều tiền hơn những ngày trước. Ở đây
thỉnh thoảng vẫn có một vài cô gái lãng vãng qua lại chờ khách mua dâm
đến chào mời. Cảnh tượng ấy! Khiến người ăn mày nhớ đến cô gái hôm nào
đến đây mượn chiếc quẹt lửa. Cô gái ấy để lại trong anh một thoáng
chạnh lòng khi nghĩ về. Anh lại say xưa thổi bản nhạc Trịnh thứ hai mà
anh yêu thích “Bên đời hiu quạnh".
-
“Một lần chợt nghe quê quán tôi xưa, giọng người gọi tôi nghe tiếng
rất nhu mì. Lòng thật bình yên mà sao buồn thế! Giật mình nhìn tôi ngồi
hát bao giờ?”
Tiếng
kèn ngân nga lại một lần bắt gặp tiếng guốc từ xa vọng đến. Dường như
ai đó đang đến cạnh anh, quay mặt nhìn phía sau thì ra cô gái hôm nào.
Anh vội vã hỏi cô gái một cách bâng quơ.
- Hôm nay cô lại đến mượn chiếc quẹt lửa chăng? Cô gái mỉm cười với vẻ dịu dàng trong nữ tính đáp:
- Ồ không anh ạ! Em đến đây để nghe tiếng kèn Harmonica của anh. Anh có thể thổi cho em nghe được chứ?
Người
ăn mày ngạc nhiên lòng đầy thắc mắc sao cô gái lại thích nghe tiếng kèn
của mình đến vậy? Nhưng thôi cô ta cũng là khách yêu cầu mà. Dẫu sao cô
ấy biết quan tâm đến tiếng kèn của mình điều này làm mình vui rồi. Anh
thổi một bản nhạc trữ tình sâu lắng, cô gái ngồi im lắng nghe như khán
giả trong một hội trường nhà hát. Nhưng ánh mắt cô gái thoáng buồn khi
anh bắt gặp lúc nhìn vào gương mặt thanh tú của cô và một bên má trái có
những vết thâm tím, nhìn cánh tay phải của cô gái cũng có những vết
chày xước, chắc là một cuộc xô xát đã xảy ra với cô chăng? Lần này
chuông điện thoại lại reo nhưng cô gái đã tắt nó. Anh ngưng không thổi
tiếp nữa và đột nhiên hỏi cô gái:
- Sao cô không nghe điện thoại đi tôi sẽ thổi lúc khác vậy! Cô gái trả lời nhanh:
- Em muốn dừng lại cái việc mà em không hề mong muốn. Em đã đấu tranh
với suy nghĩ của chính mình về bản thân em và về cuộc sống. Anh có biết
em làm nghề gì không?
- Nghề mà xã hội đang khinh bỉ, đang muốn ngăn chặn tệ nạn mại dâm
đấy! Cô gái nói giọng u buồn đầy kịch tính. Người ăn mày giọng ấm áp như
thân thiện nói với cô gái:
- Tôi không biết em làm nghề đó, nhưng suy đoán của tôi là đúng cũng
như em nói về nghề nghiệp của em. Tôi nghĩ em hẵn có lí do nào đó, nhưng
dù là lí do gì đi nữa em cũng có những con đường tốt đẹp để đi. Tất cả
đúng hay sai cho mọi sự lựa chọn đều có kết quả tốt xấu, nó do em quyết
định sao cho đúng đắng với cách sống của mình. Đừng lãng phí cuộc đời
đến thế! Tôi muốn biết sao em lại thích nghe tiếng kèn Harmonica đến
vậy?
Cô gái đáp:
-
Tiếng kèn Harmonica gợi cho em nhớ đến thời thơ ấu nơi miền quê xa xôi.
Trên sông nước chiều nào Ba cũng thổi những bản nhạc đồng quê sao da
diết. Hình ảnh mẹ nhặt những trái dừa vừa hái xong mang xuống thuyền và
xuôi ngược dòng sông lên chợ nổi bán. Nhưng giờ đây Ba đã đi rất xa
không ngày trở lại, ngày chôn cất ba cùng với chiếc kèn Harmonica ấy! Vì
nó đã theo Ba qua hai cuộc kháng chiến chống pháp trong những đêm dài
chiến đấu giữa rừng sâu. Ba đã qua đời khi em tròn 16, tuổi trăng tròn
nhưng đã khuyết nữa vầng trăng. Hoàn cảnh nghèo cứ đeo bám mẹ con em và
các em không được no ấm đến trường trong bộ quần áo đẹp. Em rời xa mẹ
lên thành phố kiếm sống với mong ước giúp ích được gia đình. Nhưng học
vấn chỉ trình độ lớp chín, bôn ba chỉ đủ tích góp gởi cho đứa em đang
theo học phổ thông hai tháng một lần. Rồi một ngày đồng tiền kiếm được
nhiều hơn đã làm em lao theo nó như con thiêu thân giữa chốn phồn hoa,
nhiều cạm bẫy và cám dỗ khôn lường. Thế giới của em là một thế giới ảo
là những buổi đi bar, vũ trường nơi em có thể kiếm tiền một cánh dễ
dàng, ăn mặc đẹp và được thưỏng thức những thứ lạ lẫm với mình. Những
đêm say mềm vào cuộc chơi thì cánh cửa đã khóa chặt và khi kết thúc trò
mua vui với những gã đàn ông giàu có thì trời cũng đã rạng sáng. Em ước
gì mình đang nằm trên chiếc võng của Ba, kỉ vật thời chiến tranh chứ
không phải là chiếc giường sang trọng của một khách sạn nào đó. Được
uống ngọm nước dừa Bến Tre quê mình chứ không phải là thứ nước có cồn
cao độ. Phải chăng em đã quên những con đường quê em ngày ấy! những hàng
dừa xanh dẫn lối vào nhà, những dòng sông nhỏ ngày thơ ấu. Ôi! người ta
nói về một bài hát cũng đúng với tâm trạng của em bây giờ:
“Quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nỗi thành người”.
Em
đã đánh mất chính mình rồi anh ạ! Đó là lí do khi nghe tiếng kèn
Harmonica của anh nó khiến em ray rức khôn nguôi. Giọng cô gái nghẹn
ngào:
- Em có lỗi với vong linh Ba lắm rồi!
Càng có tội khi nói dối mẹ rằng: “Con lên thành phố bán nước Sâm hằng ngày ở chợ”.
Nhưng
không em đã chọn công việc của một cô gái bán hoa về đêm mà không dùng
từ ấy nghe nhẹ tội quá! “là gái mại dâm cao cấp”. Mấy hôm nay, em từ
chối tiếp khách bọn đàn anh tìm gặp em để chút cơn thịnh nộ vào em chúng
nó đánh đập em. Em van xin mãi chúng nó mới nghĩ tình em đã từng cứu
sống em gái ruột của một đàn anh trong nhóm khi cô ta suýt chết đuối vì
tắm biển. Em muốn thoát khỏi cái nghề mại dâm này để làm lại cuộc đời
mới. Nhưng em cần có đủ nghị lực để vượt qua thử thách này. Người ăn mày
nghe cô gái giải bày thấy cảm thông và cũng xót xa nhiều anh rút trong túi một trai dầu nóng đưa cho cô gái và bảo:
- Tôi hiểu, em hãy cầm lấy nó thoa lên vết thương tím kia khi nào nó
lành hẳn thì cuộc sống mới của em lại bắt đầu, đừng đầu hàng số phận như
thế! Em còn may mắn hơn tôi mà. Tôi bị thương trong một tai nạn nghề
nghiệp tại nhà máy cán thép, thương tích vĩnh viễn năm mươi phần trăm.
Tôi cũng từng có một mái ấm gia đình hạnh phúc. Nhưng kể từ khi bị tai
nạn này tôi xin vào làm ở đâu người ta cũng từ chối không nhận còn vợ
tôi đã dần không còn yêu thương tôi nữa sau hai năm cưới nhau. Cô ấy đã
rời khỏi tôi trong một đêm cùng với người tình mới của cô ấy. Chúng tôi
chưa có con, vì thế cô ấy là người thân duy nhất trên đời của tôi. Tôi
xuất thân từ trẻ mồ côi, cuộc đời thật bất hạnh biết bao nhưng tôi vẫn
phải sống và hy vọng vào ngày mai. Tôi buồn nhưng tôi không phó mặc cho
số phận và không đổ lỗi tại vì đâu? Em hãy bình tâm lại và vượt những
suy nghĩ tầm thường hay yêu quý và trân trọng bản thân mình hơn. Em có
cả một cuộc đời hãy biết có trách nhiệm với nó. Đừng đánh mất sự hy vọng
và niềm tin, tuổi thanh xuân đáng quý biết bao nhiêu? Em hãy vì nó mà
thay đổi cách sống, cách lựa chọn và suy nghĩ chính chắn. Em sẽ thấy sự
yên bình trở lại với mình. Nói rồi ngưòi ăn mày giọng vỗ về an ủi:
- Tin vào điều đó cô gái à!
Em
sẽ làm được những gì mình mong muốn. Cô gái nhìn người ăn mày với khuôn
mặt phúc hậu, dẫu cái sẹo to ấy không làm cô thấy sợ hãi chút nào mà
cảm thấy ở nơi anh những điều thật dễ thương và giản dị mà lòng cô đã
xua tan hết nỗi dằn vặt, mặc cảm những sai lầm để tin yêu hơn vào cuộc
sống. Cô gái cảm ơn người ăn mày đã tặng cho cô món quà thật kì diệu của
cuộc sống. Cô nghĩ rằng cuộc đời nhiều điều luôn bất ngờ xảy đến với
mỗi con người dù tốt hay xấu thì bản thân của ta phải biết chấp nhận và
vươn lên. Người ăn mày tốt bụng nói với cô gái rằng:
- Tôi sẽ tặng em một điệu kèn tôi sáng tác khi bôn ba mưu sinh lên thành phố.
Người
ăn mày bắt đầu thổi, tiếng kèn Harmonica như trong vắt, âm thanh ngân
nga trong chiều dần chập choạng tối. Vài hạt mưa thu bay bay nhẹ nhàng
khẽ xuyên qua lá mang theo chút heo mây đầu mùa.
Lời điệu nhạc nói với cô gái rằng:
“Khi
bóng trăng qua thềm một đêm tối thì bình minh lại bắt đầu một ngày mới.
Một ngày thôi có thể là vui, buồn. Nhưng với ta cứ bắt đầu đi nhé!
Bạn mến yêu ơi! Xin chớ vội lùi bước.
Bởi ngày mai cuộc sống có thể là tin yêu, huy hoàng lẫn nhún nhường".
Theo thanh niên online