'Bệnh mãn tính' trong văn hóa comment của teens

http://dlcuocsong.blogspot.com/2013/09/benh-man-tinh-trong-van-hoa-comment-cua.html
![]() |
Văn hóa Comment của teens |
Comment chẳng liên quan đến chủ đề, PR cho shop, nói tục, chửi thề, fan và antifan đấu đá...
Ngày nay, việc comment đã trở
thành cực kỳ phổ biến đối với tất cả những ai sử dụng mạng xã hội hay ''lang thang" trên các diễn đàn, các website... Và teen nhà mình chính là
thành phần nhiệt tình nêu ý kiến nhất. Tuy nhiên, ý thức comment của
teen hiện nay cũng là vấn đề cần phải xem xét.
"Spam" là một dạng comment lãng xẹt với những từ cảm
thán ngắn cụt ngủn như: "khùng", "hâm"... thậm chí là các comment mang
nặng tính chất tranh thủ quảng cáo. Thay vì nêu ý kiến của mình trước
chủ đề đang tranh luận, người comment lại "ném" vào đó những đường link,
những dòng quảng bá cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Lan (18 tuổi, SV ĐH
HN), làm thêm cho một shop thời trang trực tuyến, bất cứ lúc nào online
và tại bất cứ diễn đàn nào cô nàng cũng không quên PR cho cửa hàng của
mình bằng việc tung đường link cửa hàng ngay đoạn comment.
Ngay dưới của MV Muộn màng của ca sỹ Thủy
Tiên trên Youtube là comment quảng cáo cách tải nhạc chờ to đùng chễm
chệ với lời mời gọi: "Bạn thích cá cược thể thao? Bạn hay chơi bằng hình
thức nào? Online hay Alo? Nếu bạn đã từng chơi online hoặc là alo, tôi
khuyên bạn nên chơi online. Để xem hướng dẫn chi tiết và có hình ảnh bạn
hãy vào trang này...".

Không chỉ comment "vô duyên" như thế, một
số teens còn cực kỳ phảm cảm khi bê nói tục, chửi bậy vào những dòng
commen "thể hiện quan điểm" của mình. Không khó để nhận ra những comment
kiểu này ở hầu khắp các trang web, đặc biệt là những trang mà sự quản
lý phản hồi bạn đọc ở chế độ "mở". Trên những diễn đàn mở, nhiều comment
chứa đầy những lời lẽ thô tục khiến người đọc phải nhíu mày khó chịu.
Vũ Vinh Quang (sinh viên ĐH Luật HN) có nickname boyluat bức xúc: "Không
ngày nào lên mạng mà mình không gặp các comment phản cảm, thô tục của
một số người trên blog, facebook, đến các forum, diễn đàn... Mỗi lần đọc
được mình chỉ muốn out luôn khỏi trang đó".
Tật xấu trong văn hóa comment của teen còn thể hiện ở
việc biến nơi bình luận thành chiến trường khẩu chiến giữa những kẻ
không cùng chí hướng. Các bạn trẻ bảo vệ ý kiến của mình bằng những ngôn
từ chợ búa, phản cảm, miệt thị văn hóa các vùng miền hay fans và
antifan đấu đá về một nghệ sỹ.
Khi bị lên án về những comment thiếu văn hóa của mình,
nhiều teens còn ra sức ngụy biện. Lan chuyên comment PR cho shop thời
trang nói trên khi bị cư dân của diễn đàn than phiền, bức xúc, cô nàng
vẫn tỉnh bơ trả lời: "Bạn là thành viên và bạn hoàn toàn có quyền phản
hồi theo cách của mình!".
Với các cư dân chuyên "bắn liên thanh" comment nói
tục, chửi thề, khi bị người khác phản đối còn tức tối tung lời bậy bạ
hơn "chém lại". Một số người thì ngụy biện rằng đó chỉ là cách thể hiện
quan điểm riêng, là khẳng định "cái tôi" trong tranh luận. Thậm chí có
bạn còn cho rằng rằng đó là sự phản ứng tất yếu trước những gì các bạn
thấy bực tức hoặc do có người gây chiến.
![]() |
Những trận chiến giữa antinfan và fan
của nghệ sỹ xảy ra rất thường xuyên và gay gắt trên mạng dưới dạng những
comment văng tục, chửi thề để "bảo vệ" chính kiến, thần tượng của mình.
|
Duy
Thanh (16 tuổi, THPT Nguyễn Huệ, HN), thành viên kỳ cựu của trang
beat.vn bao biện: "Nhiều khi mình không muốn nói tục cũng không được,
khi mà đọc được những topic hoặc comment khác điên không chịu được. Đều
là teen, lại đều là con trai nên mâu thuẫn quan điểm là chửi nhau liền,
chả cần biết điều gì khác".
Việc comment chửi thề, nói tục này cũng đặc biệt phổ
biến ở các trang chứa nhạc, video nhạc của các ca sỹ. Trận chiến giữa
fan và anti fan của ca sỹ đó bao giờ cũng đầy rẫy những comment thiếu
văn hóa. Khi đó, teen nhà ta lại vịn cớ "bảo vệ" thần tượng để ngụy biện
cho những dòng comment mình vừa thẳng tay viết lên.
Comment dù chỉ là đôi ba dòng bình luận nhưng nó cũng
thể hiện chính con người của bạn đấy. Thế nên đừng để những comment
trong lúc nóng giận trên mạng biến mình thành những kẻ vô văn hóa, lãng
xẹt.
Lan Vũ